Ở phần 1 thì mình đã giới thiệu về hệ thống chứng chỉ của AWS cũng như nội dung của kì thi AWS SA Pro. Thì sang phần 2 này mình mới đi vào nội dung chính cho mục đích viết lần này là chia sẻ về kinh nghiệm và các tài liệu mình đã dùng để luyện thi.
Các đánh giá ở đây hoàn toàn là cá nhân nên nếu có chỗ nào không đúng thì mọi người có thể coi như không thấy hoặc inbox cho mình qua facebook cá nhân để chỉnh sửa.
- Luyện thi CSAP – P1: con đường đến với AWS Solution Architect Professional
- Serverless đơn giản – Gắn watermark tự động với Lambda, S3 và JIMP plugin
- Serverless - Giới thiệu chung chung
Acloud.Guru, LinuxAcademy và một đống giấy trắng (whitepapers)
Trong quá trình học và ôn luyện thi AWS thì mình có tham khảo rất nhiều nguồn khác nhau tuy nhiên sau 1 khi chắt lọc lại thì có tổng hợp ra danh sách những tài nguyên mà mình cho là nên sử dụng.
1. Tài liệu được AWS khuyên dùng khi thi AWS SA Pro
Đây là các tài liệu được AWS khuyên đọc để chuẩn bị kiến thức về nhiều mảng bao gồm Security, Design, Cost-Optimize cho nên theo mình thì ai cũng cần phải đọc qua hết những whitepaper này ít nhất 1 lần.
- AWS Security Best Practices, August 2016
- AWS Well-Architected Framework whitepaper, November 2018
- Architecting for the Cloud AWS Best Practices whitepaper, October 2018
- Practicing Continuous Integration and Continuous Delivery on AWS Accelerating Software Delivery with DevOps whitepaper, June 2017
- Microservices on AWS whitepaper, September 2017
- Amazon Web Services: Overview of Security Processes whitepaper, May 2017
- Using Amazon Web Services for Disaster Recovery whitepaper, October 2014
2. Các online course
- Acloud.guru
- LinuxAcademy
Về các course online thì mình nghĩ thì nếu chỉ về cloud có lẽ ở đây là tốt nhất hiện tại. Course ôn luyện ở đây sẽ đều cung cấp 1 lộ trình ôn luyện khá tốt theo các domain mà AWS đã đưa ra, tuy nhiên thì do Acloud.guru cho phép mua chỉ 1 course còn LinuxAcademy thì chỉ có thuê bao theo tháng nên mọi người cũng có thể cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.
3. Practice (luyện đề)
Ôn luyện tất cả các kì thi thì luôn cần luyện đề vì khi luyện để sẽ giúp người ôn luyện có 1 cái nhìn rõ hơn về những gì mình sẽ phải đối mặt trong lúc thi như độ khó, độ dài, cách ra đề. Thì với practice mình có sử dụng ở 3 nguồn sau:
- Whizlab: kho đề practice ở mọi cấp độ
- AWS SA Pro Practice (40$ đc 20 câu :v :v, bọn này làm tiền thật)
- Tutorials Dojo: AWS Solutions Architect Professional Practice Test (Udemy): course này câu hỏi khá chất lượng và được update thường xuyên, tuy nhiên nên để ý khi nó có giảm giá thì mua
Trừ đề practice của AWS thì 2 bộ đề còn lại thì đều có đáp án, giải thích đáp án cũng như dẫn nguồn khá cụ thể, cho nên sau khi làm mình luôn phân tích lại cả những câu đúng câu sai để hiểu rõ hơn lí do lựa chọn.
4. Tài nguyên khác
Ngoài các course và whitepaper ở trên mà ai cũng phải học thì mình còn đọc và tìm hiểu thêm ở một số tài nguyên khác mà mình nghĩ là khá là có tác dụng.
- Whitepapers:
- Amazon Virtual Private Cloud Connectivity Options
- AWS Serverless Multi-Tier Architectures
- AWS Overview of the aws cloud adoption framework
- A Practical Guide: Cloud Migration
- Web Appliaction Proxy and AD FS on the AWS Cloud
- AWS Well-architected Framework
- AWS Best Practice for DDos Resiliency
- Migrating AWS Resources to a New AWS Region
- Practicing Continuous Integration and Continuous Delivery on AWS
- Tutorials Dojo AWS Cheat Sheets: 1 trang tổng hợp khá hay về các service cũng như có những bài so sánh sự khác nhau của các service tương đồng.
- AWS Blackbelt: tổng hợp các seminar nội bộ của AWS Japan về các service (chỉ có tiếng nhật).
- The Orion Paper Pro: tổng hợp về các service cũng như kiến trúc theo dạng diagram, giúp hệ thống hóa rất tốt.
Ngoài ra còn nhiều whitepapers khác mọi người có thể tùy chọn đọc thêm và download tại http://aws.amazon.com/whitepapers
Lên kệ hoạch, chiến thuật tác chiến
Vì việc ôn thi là 1 tiến trình dài hơi nên để đảm bảo việc tự tracking được tiến độ cũng như đánh giá thời điểm thi thích hợp thì cần lên 1 schedule phù hợp. Trong quá trình học và ôn có thể chậm hoặc nhanh hơn thì có thể điều chỉnh tuy nhiên 1 khi có được schedule sẽ giúp việc tự học, tự đánh giá bản thân được dễ dàng nhất.
Với schedule (xây theo cấu trúc course của linux academy) này thì mình đã lên 1 kế hoạch học tập chi tiết để đảm bảo cover gần như toàn bộ các resource đã liệt kê trước đó.
Giai đoạn 1 (2 tháng đầu tiên)
Giai đoạn bổ sung kiến thức, tập trung ôn luyện theo course online (linux academy hoặc acloudguru) và đọc whitepapers.
- Course online: dành mỗi tối khoảng 2-3h để xem và practice cũng như kết hợp với việc đào sâu vào docs của từng dịch vụ tương ứng. Note lại các điểm cần chú ý hoặc chưa hiểu để tìm hiểu lại kĩ hơn ở giai đoạn sau
- Whitepapers:
- Để tiện cho việc này thì mình cũng mua máy Kindle vì có rất nhiều whitepapers có thể download trực tiếp từ store của Amazon và đọc trên Kindle bất cứ lúc nào. Học xong thì đọc các sách khác cũng tiện 😀
- Mỗi ngày mình sử dụng trung bình khoảng 30p-1h thời gian chết trong ngày để đọc theo từng whitepaper đã liệt kê ở trên. Về thời gian chết thì do mình đang làm việc tại Nhật với đặc thù sử dụng tàu điện để di chuyển rất nhiều nên 1 ngày có nhiều thời gian chết khi ở trên tàu có thể tập trung thay vì lướt facebook vu vơ. Tuy nhiên với những bạn phải đi những tuyến tàu đông chen chúc thì sẽ khó khăn hơn.
- Lặp đi lặp lại như vậy hàng ngày kết hợp với schedule đã đề ra để tự tracking tiến độ ở các checkpoint để re-schedule phù hợp. Re-schedule ở đây ở mức nhỏ và cần cố gắng cover lại tránh re-schedule từ tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác :v :v
Kết quả sau giai đoạn 1:
- Có được lượng kiến thức tương đối
- Hiểu bao quát về toàn bộ lượng kiên thức cần phải có, các gap (lỗ hổng trong kiến thức) cần phải bổ sung ở giai đoạn sau.
Giai đoạn 2 (1 tháng)
Làm đề practice và fill gap (lấp lỗ): ở giai đoạn này thì resource chủ yếu là các bộ câu hỏi practice như whizlab hay Tutorials Dojo với 2 tiếng mỗi ngày và nhiều tiếng cuối tuần.
- Đầu tiên mình làm khoảng 2-3 đề đầu trên whizlab với chế độ practice. Do thời gian chuẩn 1 lần làm đề là 180 phút nên nếu thử với chế độ exam thì không thể chia ra làm từng ngày được nên mình chọn chế độ practice để mình có thể làm và check đáp án từng câu luôn. Với mỗi đáp án đúng hay sai mình đều xem kĩ lại phần giải thích cũng như đọc thêm ở các link refer được đưa ra ở đáp án và take note lại các điểm cần chú ý.
- Lặp lại việc trên với đề turorial Dojo (không có chế độ practice, chỉ cho làm 1 lèo) và các đề tiếp theo của whizlab ở chế độ exam nhưng sẽ vào cuối tuần với quỹ thời gian đủ làm full 1 đề trước khi xem kết quả. Tiếp tục phân tích đáp án, tham khảo link refer cũng như take note.
- Như ở mục điều kiện mình có nói tới việc có người tham gia học cùng là khá quan trọng vì ở giai đoạn này mọi người có thể trao đổi thêm về các câu hỏi, đáp án trong đề mà chưa thực sự hiểu rõ. Tạo 1 process self-review rất tốt, với mình ở giai đoạn này khi trao đổi đã rất nhiều lần giúp mình ngộ ra suy nghĩ sai lầm của bản thân mà mình không nhận ra trước đó.
- Review lại các take note và đào sâu hơn vào các điểm chưa hiểu rõ
- Ngoài ra ở phần này mình còn tập trung bổ sung các service cũng như kiến thức được liệt kê ở review này của Makul Gopal trên mục discussion của acloudguru sau khi thi pass với số điểm 920. Theo mình thì đây là 1 bài review rất rất hay https://acloud.guru/forums/aws-csa-pro-2019/discussion/-L_joCzK9FTbpP2P7H0Z/how_i_passed_the_new_aws_solut , trên mục discussion của acloudguru còn rất nhiều topic khác review exam cũng như tổng hợp kinh nghiệm rất đang để xem qua 1 lần trước khi đi thi.
Kết quả: Theo nhận định của mình thì giai đoạn này mới thực sự là giai đoạn mà lượng kiến thức đổ vào nhiều nhất. Có những khi cảm thấy như đang bơi trong giữa biển, càng đi tiếp càng không thấy chân trời. Ở giai đoạn việc sợ đi thi khá rõ ràng do phần lớn làm đề cũng chỉ loanh quanh 70~80% (dù gì cũng 300$ một khoản khá lớn, nếu dùng discount 50% thì còn 150$ vẫn còn rất đắng nếu tạch)
Học mãi thì cũng phải thi
Sau 3 tháng ôn luyện, phải nói là mình vẫn chưa thực sự tự tin 100% để đi thi tuy nhiên do nhiều yếu tố thúc đẩy cũng như việc chán phải ngày ngày về nhà làm đề rồi ôn đi ôn lại nên đành liều mình.
1. Đăng ký thi
Mình thi bên Nhật nên đăng ký online thông qua link được AWS cung cấp https://www.aws.training/certification?src=arc-pro
Nếu ai đã từng thi qua associate thì chắc cũng biết rồi tuy nhiên nếu là lần đầu thì bạn cần phải đăng ký 1 tài khoản trước khi có thể đăng ký thi
Khi đăng ký thi thì tùy thuộc vào location bạn chọn mà AWS sẽ đưa ra danh sách các trung tâm thi online ủy quyền để lựa chọn.
Sau khi đã đăng ký và thanh toán lệ phí thì sẽ nhận được mail confirm là việc đăng ký đã hoàn tất cũng như remind thời gian cũng như địa điểm thi. Đến đùng ngày giờ đã đăng ký thì cứ đến đúng địa điểm đó và làm thủ tục thi là được khá đơn giản.
2. Re-schedule
AWS cho phép re-schedule lịch thi đã đăng ký tối đa 2 lần. Điều này khá hữu ích với ai đã đăng ký nhưng đến gần ngày thi vẫn chưa đủ tự tin hoặc có vấn đề cá nhân nào đó không thể đi thi được thì có thể sử dụng.
Ví dụ như cuối tháng 9 vừa rồi khi mình đăng ký thì chọn ngày thi lại vào đúng ngày có siêu bão Habigis càn quét nên dự báo khả năng cao tàu sẽ không chạy và mình đã buộc phải re-schedule sang ngày khác để tránh rủi ro.
3. Request tăng 30 phút
AWS cho phép người dự thi version tiếng anh được request tăng 30 phút thời gian, nếu bạn không quá tốt tiếng anh thì nên request còn nếu đã rất tự tin thì không cần cũng được :v
Để request thì cần phải làm trước khi đăng ký dự thi, khi đó hệ thống sự tự động cộng thêm 30 phút khi đăng ký. Ví dụ bình thường số phút sẽ là 180 nhưng nếu đã request thì thời gian sẽ là 210. Nếu bạn đã chót đăng ký mà quên request 30 phút thì hãy cancel và đăng ký lại.
Chú ý kĩ số phút ghi ở màn hình confirm trước khi tiến hành thanh toán tránh mất tiền không đáng có.
Về cách đăng ký thì có thể làm theo hướng dẫn ở đây, rất đơn giản:
https://www.linkedin.com/pulse/30-minute-extension-your-aws-certification-exam-garcia-lozano/
4. Khăn gói đi thi
Chú ý khi đến dự thi thì ở Nhật cần đem tối thiểu 2 loại giấy tờ chứng minh (thẻ zairyu và thẻ bảo hiểm) tuy nhiên mình nghĩ ở Việt Nam thì có lẽ thủ tục cũng giống như vậy.
Sau khi hoàn thành bài thi thì trên màn hình sẽ thông báo ngay kết quả đỗ trượt. Nếu đỗ sẽ có dòng chữ chúc mừng, còn tạch thì mình chưa tạch bao giờ nên không rõ :v :v.
Sau khoảng 1 ngày sẽ có email thông báo số điểm % cũng như phân bổ cho từng domain để người thi có thể đánh giá được điểm mạnh yếu cần cải thiện cũng như chứng chỉ bản pdf.
Ngoài ra thì khi đăng nhập vào account đã dùng để đăng ký dự thi thì AWS cũng tặng 1 discount 50% cho lần thi tiếp theo có thời hạn dựa theo thời gian expire của chúng chỉ, 1 mã discount 100% cho bài thi practice trị giá 40$ và 1 mã đăng ký ở AWS store cho phép mua các đồ dùng liên quan đến AWS. Tuy nhiên thì chỉ ship mỗi ở Mỹ 🙁
Kết bài
Đó là toàn bộ những tài liệu cũng như kinh nghiệm và mình đã sử dụng để ôn luyện AWS Solution Architect Professional. Tuy nhiên mình cũng cần nhấn mạnh lại 2 điều kiện theo mình nghĩ nó khá quan trọng để ôn luyện tốt:
- Dành ra tối thiểu 2 tiếng 1 ngày, hạn chế việc khác xen ngang. Nếu không keep được thì thời gian học có thể dài lên rất nhiều mà kết quả đem lại có thể không tốt.
- Cần có 1 người học cùng để trao đổi sẽ giúp tăng motivation cũng như kiến thức thu được.
Ok hết rồi, chúc mọi người sớm lên Pro để đi chém gió cho mượt mà và CV đẹp hơn nhé.
from Lưu Ngọc Mạnh with love
Tài liệu tham khảo
- https://www.linkedin.com/pulse/30-minute-extension-your-aws-certification-exam-garcia-lozano/
- https://acloud.guru/forums/aws-csa-pro-2019/discussion/-L_joCzK9FTbpP2P7H0Z/how_i_passed_the_new_aws_solut
- https://d1.awsstatic.com/training-and-certification/docs-sa-pro/AWS_Certified_Solutions_Architect_Professional-Exam_Guide_EN_1.2.pdf
Leave a Reply